5-FLUOROURACIL - HÓA CHẤT NỀN TRONG NHIỀU PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

1. 5-fluorouracil (5-FU) là gì?

Trong hơn 50 năm qua, 5-FU được xem là một hóa chất nền đóng một vai trò quan trọng trong các phác đồ hóa trị điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Công thức hóa học của 5-Fluorouracil như sau:

5-Fluorouracil (5-FU) | Thymidylate Synthase Inhibitor | MedChemExpress

5-Fluorouracil được sử dụng chủ yếu theo đường tĩnh mạch do khả năng hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Sau khi tiêm 5-fluorouracil, thuốc phân bố và thải trừ nhanh với thời gian bán thải khoảng 8 đến 20 phút.

Trong cơ thể, enzyme dihydropyrimidine dehydrogenase có nhiều ở gan có vai trò phân giải 5-FU. Nghiên cứu cho thấy, enzyme này phân giải 80% lượng 5-FU hoặc tiền chất của 5-FU trong các phác đồ điều trị ung thư khi sử dụng liều chuẩn. DPD làm trung gian cho quá trình dị hóa 5-FU dạng không hoạt động và được bài tiết qua nước tiểu. Do đó, việc thiếu hụt enzym DPD, dẫn đến phân giải kém hoặc không phân giải được 5-FU dẫn đến độc tính trên người bệnh. Từ thực tế đó, Quy ước thực hành lâm sàng Dược di truyền (Clinical Pharmacogenetics Implementation Consortium – CPIC) đã khuyến cáo xét nghiệm tính đa hình gen DPYD cho các bệnh nhân ung thư trước khi chỉ định phác đồ điều trị có chứa 5-FU.

2. Cơ chế của 5-FU

Vai trò của xét nghiệm đa hình gen dpyd đối với chỉnh liều 5-flourouracil (5 -fu) trong điều trị ung thư

 

Khi vào cơ thể, 5-FU chuyển hóa thành fluorodeoxyuridine monophosphate (FdUMP), đây là chất ức chế enzym thymidylate synthetase (TS), làm suy giảm thymidine triphosphate - một thành phần cần thiết của quá trình tổng hợp DNA. Bên cạnh đó, 5-FU cũng có thể chuyển hóa thành fluorodeoxyuridine triphosphate (FdUTP) cạnh tranh deroxyuridinmonophosphat(dUMP) làm đứt gãy DNA, và chuyển thành fluorouridine triphosphate (FUTP) làm đứt gãy RNA.

3. Liều lượng - cách dùng

5-FU tương tự như nhiều chất chống ung thư gây độc tế bào khác là cửa sổ điều trị tương đối hẹp nên cần xem xét liều cụ thể khi sử dụng trên bệnh nhân. 5-FU thường sử dụng dưới dạng truyền liên tục và liều được tính toán dựa trên diện tích bề mặt cơ thể (BSA) (mg/m2).

Liều khuyến cáo:

Tiêm truyền IV: 5-15 mg/kg pha trong 300-500mL glucose 5% truyền tốc độ 40 giọt/phút x 5 ngày, nếu không thấy biểu hiện độc tính, tiếp tục tiêm truyền IV 5-7,5mg/kg cho mỗi ngày sau. Tiêm truyền trong động mạch: 5-15 mg/kg pha trong 20-100mL G5% x 10-20ngày. Kết hợp với xạ trị hoặc hoá trị khác: 5-10mg/kg khi sử dụng phương pháp 1 hoặc 2, hoặc sử dụng 1-2 lần mỗi tuần. Liều dùng hàng ngày không quá 1g.

4. Tác dụng phụ thường gặp khi dùng 5-FU

- Viêm, loét niêm mạc miệng

Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân kết hợp với các thuốc hóa trị hóa như methotrexate, capecitabin, cisplatin, carboplatin. Viêm niêm mạc miệng khiến cho bệnh nhân khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình ăn uống thường ngày.

Đối với tình trạng viêm loét niệm mạc miệng, bệnh nhân cần có chiến lược ăn uống phù hợp như: ăn ít và ăn nhiều lần trong ngày, thức ăn mềm, dễ nuốt, có thể dùng ống hút để nuốt dễ hơn, tránh đồ ăn có tính acid, cay và khô.

- Rụng tóc

Cơ chế tác động của các loại thuốc chống ung thư là gây hại lên các tế bào có khả năng tăng sinh, tăng trưởng nhanh (đặc trưng của tế bào ung thư). Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào có tốc độ phát triển tương đối nhanh trong cơ thể, như các tế bào niêm mạc, lông móng hay các tế bào tóc.

- Suy nhược, mệt mỏi

Hầu hết bệnh nhân thường mệt mỏi sau các đợt hóa xạ trị. Các liệu pháp điều trị làm bệnh nhân suy nhược, khó thở, chán ăn, hạn chế hoạt động thể lực. Do đó trong quá trình điều trị cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chon lựa thực phẩm an toàn, chất lượng và có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ sức đề kháng cho bệnh nhân như Fucoidan, nấm agaricus hay các thảo dược khác.

- Thiếu máu

Thiếu máu cũng được quan sát thấy trong liệu trình hóa trị chứa 5-FU, hậu quả của việc tác động lên tủy xương làm giảm các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

 

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.futuremedicine.com/doi/10.2217/pgs.10.167?url_ver=Z39.88-2003&rfr_id=ori%3Arid%3Acrossref.org&rfr_dat=cr_pub++0pubmed
  2. https://link.springer.com/article/10.2165/00003088-198916040-00002 
  3. https://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-goc-361/fluorouracil.aspx