ỨNG DỤNG Y HỌC CỦA SULFORAPHANE

Mầm súp lơ xanh nói riêng và thực vật họ Cải nói chung chứa một lượng lớn glucoraphanine, dưới xúc tác của enzyme myrosinase, glucoraphanine chuyển thành sulforaphane. Theo đề tài nghiên cứu của GS. Lê Doãn Diên kết hợp với Viện Nghiên cứu thực phẩm chức năng - RIFF (2009) thì hàm lượng sulforaphane ở giai đoạn mầm cao hơn gấp 10 - 50 lần so với giai đoạn trưởng thành.

Sulforaphane trong thực vật họ Cải đã nhận sự quan tâm lớn của các nhà khoa học trong 15 năm qua, riêng năm 2020 đã có 250 báo cáo về hoạt tính sinh học của hợp chất này, hứa hẹn đây là một dược chất ứng dụng điều trị trong tương lai. Vậy sulforaphane có vai trò như thế nào với cơ thể chúng ta?

1. Tác dụng trên tế bào ung thư

Theo nghiên cứu của Yanyan Li và cộng sự (2010) về hiệu quả của sulforaphane trên tế bào gốc của ung thư vú.

Có thể hiểu một cách đơn giản tế bào gốc ung thư (CSC) là các tế bào có khả năng khởi phát và tăng sinh một khối u, chúng là thủ phạm gây ra căn bệnh ung thư quái ác này. CSC cũng mang các đặc điểm tương tự như tế bào gốc bình thường tuy nhiên chỉ khác ở chỗ là chúng mất khả năng kiểm soát số lượng tế bào, làm tăng sinh môt cách liên tuc. Tuy chiếm tỷ lệ rất ít trong khối u nhưng đóng một vai trò quyết định trong sự tăng trưởng và tái phát khối u sau các đợt hóa xạ trị.

Trong thử nghiêm này, các nhà khoa học đã sử dụng sulforaphane để tiêu diệt 2 dòng tế bào gốc ung thư vú là SUM159 và MCF7.

Kết quả nghiên cứu:

- Sulforaphane ức chế sự phát triển và gây ra quá trình chết của tế bào ung thư vú

Sulforaphane có khả năng ức chế hai dòng tế bào ung thư vú ở người là SUM159 và MCF7. Khả năng sống sót của tế bào giảm khi nồng độ sulforaphane tăng lên, với IC 50 khoảng 10 μM đối với SUM159 và 16 μM đối với MCF7.

- Sulforaphane ức chế tế bào gốc ung thư vú trong ống nghiệm

Trong ống nghiệm, cho 2 dòng tế bào gốc MCF7 và SUM159 tiếp xúc với các nồng độ khác nhau của sulforaphane, sau đó nuôi cấy và quan sát sư thay đổi. Như kết quả trong Hình 1.2 bên dưới, sulforaphane không chỉ làm giảm số lượng tế bào gốc từ 45% - 75% (Hình 1.2A), mà còn giảm kích thước tế bào từ 8 - 125 lần (Hình 1.2B).

Một báo cáo gần đây (2/2021) của Andrea Mahn và Antonio Castillo trên tạp chí Molecules về đánh giá tiềm năng của SFN giúp nâng cao hệ thống miễn dịch tự nhiên, cụ thể như sau

  • SFN tác động toàn thân lên hệ thống miễn dịch thông qua con đường tín hiệu tế bào, cụ thể trên tế bào đơn nhân: sulforaphane kích thích yếu tố Nrf2 và ức chế NFkB theo con đường tín hiệu tế bào từ đó thể hiện tác dụng chống viêm, oxy hóa

                                                                       

  • SFN có thể kích hoạt quá trình apoptosis, giảm sự hình thành mạch của các tế bào ung thư. Viêc hình thành mạch sẽ giúp tế bào ung thư lấy chất dinh dưỡng và là con đường để chúng di căn đến các tổ chức khác trong cơ thể.

Từ các kết quả thử nghiệm cho thấy tiềm năng của sulforaphane trong điều tri ung thư: SFN ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư, gây ra quá trình apoptosis, thể hiện tác dụng chống viêm và oxy hóa và kích thích phản ứng miễn dịch tế bào.

2. Tiêu diệt Helicobacter pylori (Hp)

Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn gram âm sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Chúng là một trong số rất ít những loại vi khuẩn có khả năng tồn tại và sinh trưởng trong môi trường axit của dạ dày.

Tại Việt Nam, số người nhiễm khuẩn Hp khá cao, lên tới 70% và là nguyên nhân chính gây ra các bệnh dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

Hiện nay, tỷ lệ Hp kháng lại các kháng sinh trên thị trường ngày càng cao. Theo số liệu thống kê trên 83 đối tượng bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp về tình trạng kháng kháng sinh, kết quả thu được: 47,22% đối với metronidazole, 19,47% đối với clarithromycin, 14,67% đối với amoxicillin, do đó việc điều trị Hp rất phức tạp theo phác đồ 3 thuốc hoăc 4 thuốc của Bộ Y tế đưa ra.

Gần đây, sulforaphane nguồn gốc từ thực vật họ Cải được các nhà khoa học chứng minh có khả năng chống lại Hp bao gồm cả các chủng kháng kháng sinh. SFN ức chế urease do Hp tiết ra, việc tiết ra enzyme urease làm biến đổi urea thành amoniac (tính kiềm) và bicarbonate, nhờ vậy môi trường xung quanh vi khuẩn được trung hòa, đây là mấu chốt quan trọng giúp Hp sống được trong môi trường axit của dịch vị. Do đó, SFN ức chế enzym này sẽ làm Hp mất đi tấm chắn bảo vệ và khó tồn tại được trong môi trường dạ dày.

Kết quả nghiên cứu của Jed W. Fahey và cộng sự (2013) về hiệu quả sử SFN trên Hp như sau: SFN làm bất hoạt enzym urease ( Hình 2.2), tốc độ và mức độ làm mất hoạt tính urease phụ thuộc vào 3 yếu tố: nồng độ của chất ức chế, thời gian ủ với chất ức chế và nồng độ của enzym.

Đồng thời, SFN còn giúp giảm tình trạng viêm dạ dày ở những bệnh nhân bị nhiễm HP. Trong thử nghiệm in vivo trên chuôt, việc bổ sung mầm bông cải xanh bằng đường uống với liều 3 μmol/chuột/ngày làm giảm đáng kể viêm dạ dày ở chuột.

Tại Việt Nam, Sulforaphane đã được TS. Trần Hữu Thị - Viện trưởng Viện Nghiên cứu thực phẩm chức năng chiết xuất thành công theo quy trình chiết xuất độc quyền với độ tinh khiết cao. Kế thừa từ đề tài nghiên cứu cấp Bộ Khoa học và Công nghệ (năm 2009) “Nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng từ hợp chất có lưu huỳnh chiết xuất từ súp lơ và cải xanh trồng ở Việt Nam”, mà sulforaphane đã được ứng dụng thương mại trong các sản phẩm trên thị trường như Sucuvina trong hỗ trợ điều trị HP và Bidimin giúp giảm tiểu đêm, tiểu buốt và hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới kể từ năm 2017.

3. Tác dụng của sulforaphane trên các cơ quan khác

Sulforaphane từ mầm súp lơ xanh giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh loãng xương. Việc bổ sung trong chế độ ăn uống có thể ngăn chặn sự phá hủy sụn trong tế bào và giảm tình trạng viêm xương khớp. Ngoài ra, SFN cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ em.

 

Tài liệu tham khảo

1. Yanyan Li, et al. (2011), Sulforaphane, a Dietary Component of Broccoli/Broccoli Sprouts, Inhibits Breast Cancer Stem Cells, Clin Cancer Res

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2862133/

2. Andrea Mahn, et al (2021), Potential of Sulforaphane as a Natural Immune System Enhancer: A Review, Molecules

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7867070/

3. Jed W. Fahey, et al. (2015), Urease from Helicobacter pylori is inactivated by sulforaphane and other isothiocyanates, Biochem Biophys Res Commun

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4618678/

4. Akinori Yanaka, et al. (2009), Dietary Sulforaphane-Rich Broccoli Sprouts Reduce Colonization and Attenuate Gastritis in Helicobacter pylori–Infected Mice and Humans , Cancer prevention research

https://cancerpreventionresearch.aacrjournals.org/content/2/4/353.long

5. Alena Vanduchova, et al. (2019), Isothiocyanate from Broccoli, Sulforaphane, and Its Properties, Journal of Medicinal FoodVol. 22, No. 2

https://www.liebertpub.com/doi/10.1089/jmf.2018.0024?url_ver=Z39.88-2003&rfr_id=ori:rid:crossref.org&rfr_dat=cr_pub%20%200pubmed